top of page
Writer's pictureHabacuc Jasmine

2. Nợ nần làm suy kiệt

Để tiếp tục series: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH MỘT CÁCH KHÔN NGOAN, nguyên tắc thứ 2 mà chúng ta nên học đó chính là “Đừng bao giờ để nợ quá hạn”

2. Nợ nần làm suy kiệt

Kinh Thánh không hề im lặng trước sự mượn nợ. Rõ ràng không có nợ tín dụng hoặc vay ngân hàng trong thời của Chúa Jêsus, nhưng việc vay và cho vay vẫn có trong bối cảnh kinh tế lúc bấy giờ. Kinh Thánh không cấm đoán mượn nợ, nhưng vẫn mô tả món nợ như một dạng gông cùm.

Châm ngôn 22:7 có viết rằng : Người giàu cai trị kẻ nghèo, Ai vay mượn là đầy tớ của kẻ cho vay mượn.

- Ngoài ra, còn có mối tương quan trực tiếp giữa việc tiêu xài quá mức và mắc quá nhiều nợ với tỉ lệ tiết kiệm thấp. Trong vấn đề tiết kiệm, nợ nần khiến người ta phải trả giá. Số tiền lãi phải trả khi vay, tức là tiền chủ nợ thu được, là khoản tiền không thể được dùng cho bất kỳ điều gì khác. Đó là “chi phí cơ hội” (opportunity cost) của món nợ.

- Hiểu 1 cách đơn giản rằng, bạn hãy so sánh việc mượn 23 triệu và trả lãi 12% gần 3 triệu/tháng với việc tiết kiệm 23tr và có được mức đầu tư 6% khoảng hơn 1 tr), phần lợi nhuận thực tế là 18% gần hơn 4tr.

Điều nào sẽ khiến bạn có lợi hơn đây?

Hãy luôn theo chúng tôi tại:

Mục vụ Nơi làm việc A&B - Trực thuộc Hội thánh Lời Sự Sống Việt Nam

Những cơ đốc nhân làm sáng danh Chúa nơi thương trường.


4 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page