Nợ nần là một sự rủa sả
Lời Kinh thánh - Phục truyền 28:44 Họ sẽ cho anh em vay, còn anh em chẳng có gì để cho họ vay lại. Họ sẽ đứng đầu, còn anh em đứng chót.
Ở đây chúng ta có thể thấy rằng khi vay tiền, chúng ta phải đứng chót. Nó ảnh hưởng tới đời sống chúng ta theo nhiều cách. Trong xã hội, vay mượn đặt chúng ta ở thế yếu - về quyền lực, học vấn, sự đồng thuận, tôn trọng,.. Đây không phải ý muốn của Chúa cho chúng ta. Đấng Christ chết trên thập giá để phá bỏ mọi loại rủa sả trên ta. Phục truyền 28:44 là một thí dụ cho sự rủa sả của luật pháp.
Nhưng Chúa Giê-su đã giải phóng chúng ta khỏi sự rủa sả. Lời Kinh thánh - Ga-la-ti 3:13 Đấng Christ đã chuộc chúng ta khỏi sự rủa sả của luật pháp khi Ngài chịu rủa sả thế cho chúng ta — vì có lời chép: “Đáng rủa thay cho kẻ bị treo trên cây gỗ” Vì vậy, Chúa không muốn chúng ta ở địa vị buộc phải vay mượn.
Thông thường, sự khôn ngoan theo Kinh thánh nói với chúng ta cần tránh vay mượn
Lời Kinh thánh - Rô-ma 13:8 “Đừng mắc nợ ai điều gì, ngoại trừ món nợ yêu thương nhau; vì ai yêu người lân cận mình là đã làm trọn luật pháp.”
Kinh thánh thúc giục chúng ta trở hết nợ nần để chúng ta có thể sống trong tự do và dùng sự tự do tài chính đó để phục vụ lẫn nhau trong tình yêu thương.
Có thể bạn không như vậy, Nhưng đó là mục tiêu bạn cần bắt đầu nhắm tới. Tất cả số tiền bạn vay là bạn đang vay từ tương lai của mình. Mọi điều bạn tiết kiệm là đang xây đắp tương lai cho mình.
Nếu được, hãy tránh hai kiểu vay sau:
Vay nóng: Chúng ta phải vay nóng khi xảy ra điều không mong muốn. Vd: trong gia đình bạn có ai đó bị ốm. Các tình huống khẩn cấp rất khó tính trước, và chúng thường rất tốn kém. Cách tốt nhất để tránh vay nóng là Thường xuyên dành dụm tiền trong tài khoản để tránh rủi ro. Khi gặp tình huống khẩn cấp, chúng ta sẽ có khoản dự trữ cần thiết để đối phó với chúng. Việc này liên quan nhiều tới lập kế hoạch phù hợp. Đôi khi các khoản dự trữ cũng không đủ cho những thách thức chúng ta gặp phải. Nhưng các khoản tiền kiệm sẽ giúp chúng ta mượn ít tiền đi, vì vậy giảm số lãi mà chúng ta phải trả.
Vay tiêu dùng: Vay tiêu dùng là khi chúng ta vay để mua những thứ như quần áo, ti-vi hoặc những mặt hàng khác nhưng lại không có tiền mặt ngay. Chúng ta tránh được những kiểu vay này càng nhiều càng tốt. Nếu bạn muốn có món đồ gì, hãy lập kế hoạch trả bằng tiền mặt, bắt đầu dành dụm tiền cho tới khi có được số tiền mình cần. Sau đó bạn có thể mua nó bằng tiền mặt. Hãy nghĩ như sau: “Nếu mình không thể mua nó bằng tiền mặt, thì mình không thể mua nó!” Nếu bạn nghĩ rằng mình có thể mượn tiền để mua đồ thì chắc chắn bạn có thể mua nó bằng tiền mặt. Tại sao? Vay tiền để mua luôn tốn kếm hơn mua bằng tiền mặt vì bạn phải trả lãi.
Hãy cẩn thận - hãy chắc rằng bạn có thể trả nợ. Khi vay nợ, cần nhớ rằng chúng ta phải có khả năng trả lãi và trả dần hằng tháng cho tới khi hết nợ. Bạn phải tính xem bạn phải trả bao nhiêu mỗi tháng, và chắc rằng thu nhập hằng tháng sau này của bạn đủ để trả những phí tổn này, kể cả những chi phí phải trả cho chính mình và gia đình. Nếu không thể chi trả phí tổn hằng tháng, bạn sẽ tự đưa mình vào khó khăn. Về mặt đạo đức, bạn cũng buộc phải trả hết nợ. Lời Kinh thánh - Thi thiên 37:21 “Kẻ ác mượn mà không trả lại”
Chúng ta được kêu gọi để trở thành người quản trị trung tín các thứ ơn của Đức Chúa Trời (I Phi-ê-rơ. 4:10).
Một trong những thứ ơn này là các nguồn tài chính chúng ta có, và chúng ta phải quản lý chúng thật tốt. Điều này sẽ mang đến sự ổn định về tài chính và sự giàu có cho gia đình chúng ta, cho phép chúng ta dâng nhiều hơn cho công việc Chúa. Cuộc sống chỉ biết ăn tiêu khiến chúng ta mong manh trong thế giới đầy bất an, đặt sức ép lên tâm trí và gây căng thẳng trong các mối quan hệ của chúng ta. Nhưng có nhiều cách để chúng ta bảo vệ mình khỏi những vấn đề này. Một trong số chúng là xây dựng kho chứa theo Kinh thánh.
Sự cứu trợ trong lúc khó khăn. Một trong những phước hạnh của kho chứa là những khoản dự trữ trong kho chứa sẽ giúp chúng ta trong khó khăn. Khi chúng ta có những khoản dự trữ, chúng ta không phải cuống lên và đi vay với lãi suất cao, từ đó không làm kiệt quệ thêm tình hình tài chính vốn đã mong manh của chúng ta. Những khoản tiết kiệm này sẽ mang lại sự ổn định và giảm đi sự bất ổn trong tài chính của chúng ta. Kết quả là chúng ta ít lo lắng hơn vì biết rằng nếu đột nhiên cần khoản chi tiêu lớn, chúng ta sẽ luôn có tiền dư ra. Nơi nào có trật tự, nơi đó có sự bình an (I Cô 14:33 ).
Cần phải lên kế hoạch cho tương lai. Bạn cần phải lên kế hoạch dự phòng cho những nhu cầu trong tương lai – không chỉ cho những tuần sắp tới mà ít nhất là năm tới. Sau đó bạn phải có một kế hoạch dài hơi để bắt đầu tập trung đến những nhu cầu và sự phát triển trong năm, mười và hai mươi năm tới. Để có kế hoạch trọn vẹn, bạn phải lên kế hoạch cho 50 năm tới, sao cho con và cháu bạn sẽ được hưởng những gì bạn gây dựng. Bạn có thể chuẩn bị cho chúng một khởi đầu tốt hơn và những cơ hội tốt hơn trong cuộc sống
Lời Kinh thánh – Châm. 13:22 “Người lành lưu truyền gia sản cho con cháu mình;” Vì thế hãy lên kế hoạch tài chính để có thể chuẩn bị cho hai thế hệ tiếp theo. Khi thấy những điều mình có thể xây dựng cho tài chính của bản thân trong một thời gian dài, đó sẽ là động lực để bạn dành dụm tiền vào kho chứa, bởi bạn thấy được lợi nhuận đang chờ đợi mình.
Khi dành dụm tiền, bạn sẽ bắt đầu có những khoản tiền không cần dùng đến cho những nhu cầu thường ngày.
Với sự khôn ngoan từ Chúa, bạn có thể bắt đầu đầu tư tiền bạc. •Khoản đầu tư sẽ mang lại số tiền lớn hơn ban đầu.
Điều này sẽ tạo nên một vòng quay tài chính vô tận trong đời sống của bạn (xem mô hình đầu tư ). Dần dần, bạn sẽ có thể dành ra một khoản tiết kiệm lớn. Đến thời điểm, chúng sẽ giúp bạn đầu tư nhiều hơn và mang lại lợi nhuận nhiều hơn – đà tăng trưởng tài chính tích cực sẽ tiếp diễn như vậy.
Một bảng biểu đơn giản cho ngân sách gia đình. Ví dụ – Một gia đình năm người (2 người lớn và 3 con đang tuổi đi học)
Có hai cách để bạn tạo ra nhiều khoản dư tài chính hơn trong cuộc sống: a) giảm chi tiêu hay b) tăng thu nhập.
Nếu không thể tăng thu nhập, hãy giảm chi tiêu.
Nếu không thể giảm chi tiêu, bạn phải tăng thu nhập.
Cả hai cách đều giúp tăng không gian tài chính.
Về lâu dài, bạn nên có kế hoạch để tăng thu nhập chứ không cắt giảm chi tiêu. Bởi vì tăng thu nhập quan trọng hơn giảm chi tiêu, bạn phải nghĩ kĩ về cách thực hiện nó. Việc này bao gồm:
Có thu nhập cao hơn trong công việc (Nhiều công việc hơn hoặc công việc được trả lương cao hơn) •Đầu tư vào những hoạt động mang lại thu nhập mới (Bắt đầu kinh doanh, mua những mặt hàng có thể bán lấy lãi, lấy lãi ngân hàng vv.)
Dù có làm gì thì bạn cũng phải là người quản lý tốt những cơ hội mà Chúa ban cho, những cơ hội xung quanh có thể giúp mình tăng thu nhập. Khi thu nhập tăng, bạn sẽ luôn phải chi tiêu có kỉ luật nhưng không được keo kiệt. Dù thu nhập có lớn cỡ nào, - là những người kính sợ Chúa, bạn không được lãng phí hay đầu hàng những ham muốn xác thịt để mua sắm vô độ. Tiết độ là một đức tính Cơ đốc.
Thông tin khóa học sẽ liên tục được cập nhật trên Fanpage tại địa chỉ: https://www.facebook.com/truongkinhdoanhhieuqua
Comments