top of page
Writer's pictureCâu lạc bộ Kinh doanh A&B

Khóa Kinh doanh Hiệu quả - Phần 6


•Marketing là mọi công việc mà doanh nghiệp làm để tìm kiếm khách hàng trên thị trường và giữ chân họ.

•Chỉ ngồi ở cửa hàng và chờ khách hàng đến không phải là cách hay nhất để điều hành việc kinh doanh. Bạn phải chủ động tìm kiếm khách hàng và khiến họ mua hàng của bạn.

•Doanh số bán hàng không tự nó tăng mà bạn phải khiến nó tăng lên. Và marketing là làm tăng doanh số!

•Nếu học marketing đúng cách, bạn sẽ giúp doanh nghiệp làm ăn có lời và phát triển dù quy mô doanh nghiệp như thế nào.

•Nếu nhìn vào những công ty thành công nhất trên thế giới hiện nay, chúng ta có thể thấy rằng họ nhấn mạnh sử dụng marketing như một công cụ kiến tạo thành công.

•Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh và hiện đại ngày nay, nếu doanh nghiệp muốn thu hút nhiều khách hàng và giữ lợi nhuận thì cần marketing.



4 “P” trong Marketing:

Có 4 thành tố được sử dụng trong marketing gọi là 4P. Đó là:

•Product (Sản phẩm)

•Price (Giá thành)

•Promotion (Sự quảng bá)

•Place (Địa điểm)

Họ coi việc marketing của chung ta như 4 chân của một cái ghế.



•Mọi sự buôn bán đều dựa trên bán hàng. Sẽ chẳng có điều gì xảy ra trên thị trường cho đến khi có ai đó bán thứ gì đó. Nếu chúng ta không bán, người ta sẽ mua đồ thế nào?

•Bán hàng là khả năng hướng khách hàng mua sản phẩm nhưng tinh tế tới mức họ không cảm thấy việc mua bán là trái với ý mình.

•Người bán hàng giỏi là người khiến người mua cảm thấy mình muốn mua sản phẩm được chào hàng. Bán được sản phẩm do người bán biết thuyết phục hoặc do chất lượng hàng hóa đều không thành vấn đề. Cả 2 yếu tố này phụ thuộc lẫn nhau.

•Người bán hàng giỏi có thể bán được những sản phẩm xoàng xĩnh còn những người bán hàng kém có thể hủy hoại việc làm ăn dù cho sản phẩm đó có chất lượng tốt.

•Cả sản phẩm và người bán phải cùng là những nhân tố đóng góp tích cực cho việc chốt đơn hàng.

•Ít người có năng khiếu bẩm sinh để trở thành người bán hàng giỏi nhất. Hầu như ai cũng phải vất vả rèn luyện để được như vậy.



Cảm Xúc, Nhu Cầu và Bản Năng.

•Bạn có thể đề cập đến những điều khách nhau hoặc nhấn mạnh những lý lẽ và lợi ích khác nhau. Tất cả những điều đó là nền tảng để khách hàng đưa ra quyết định của mình.

•Khách hàng muốn bị thuyết phục, họ cần những lý do đúng đắn để đi đến thỏa thuận.

•Khi mua hàng, khách hàng có xu hướng từ chối, chúng ta cần phải vượt qua điều này. Họ cần những lý do đặc biệt để đi tiếp và nhiệm vụ của chúng ta là đưa ra những lý do xác đáng để họ có thể bước tiếp một cách dễ dàng hơn.



Tăng lợi nhuận

•Chúng ta đều hiểu rằng lợi nhuận là vấn đề quyết định đối với một doanh nghiệp. Chúng là một phần quan trọng trong lý do kinh doanh và chúng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và vận hành ổn định

•Lợi nhuận tạo ra bằng tổng thu nhập tạo ra từ việc bán sản phẩm và dịch vụ trừ đi chi phí sản xuất:

•Doanh thu – chi phí = lợi nhuận

•Nói một cách đơn giản, để tăng lợi nhuận, chúng ta có thể tăng thu hoặc giảm chi, hoặc cùng lúc thực hiện cả hai.

Tăng thu

•Chúng ta có thể tăng thu bằng cách

•Tăng giá, với điều kiện chúng ta có thể giữ nguyên số lượng sản phẩm

•Tăng số lượng sản phẩm bán ra – thông qua quảng cáo, thay đổi địa điểm/sản phẩm, hoặc hạ giá bán sản phẩm.



Không phải toàn bộ thị trường đều tự do, công bằng, và tạo điều kiện cho những doanh nghiệp mới dễ gia nhập thị trường. Có một vài cấu trúc thị trường hạn chế thị trường hoạt động hiệu quả, gây ra những bất lợi cho cả người mua lẫn các doanh nghiệp khác.

Độc quyền Trong một số thị trường có xảy ra tình trạng độc quyền. Tại đó, chỉ một tổ chức (thường là chính phủ) được phép cung cấp một thị trường đặc biệt, ví dụ viễn thông, đường sắt hoặc các phân khúc cơ sở hạ tầng khác. Điều này hiếm khi xảy ra, nhưng cũng có thể xảy ra trường hợp một công ty quá chi phối việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tới mức trở nên gần như độc quyền trên thị trường, khống chế giá cả và các điều kiện khác đối với khách hàng.

Độc quyền nhóm Dạng thị trường độc quyền nhóm xuất hiện khi một thị trường/một nền công nghiệp bị thống trị bởi một nhóm nhỏ các công ty (nhà độc quyền nhóm). Từ này được bắt nguồn và tương tự với từ “độc quyền”. Bởi vì chỉ có một vài người bán, mỗi nhà độc quyền dường như nhận biết được động thái của những người khác người khác. Quyết định của một công ty ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi quyết định của một công ty khác.

Thị trường tự do Trong thị trường tự do thì rào cản gia nhập nhỏ hơn, cho phép các chủ doanh nghiệp tham gia vào thị trường. Đặc biệt, dạng thị trường kinh doanh này là đòi hỏi đầu tư ít hơn. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ và các tập đoàn bán lẻ thuộc về phạm trù này.




•Cách chúng ta nhìn nhận khách hàng sẽ quyết định việc kinh doanh của chúng ta có tương lai hay không. Quá trình đi từ nhà cung cấp đến tận tay khách hàng phải tập trung vào đáp ứng nhu cầu khách hàng.

•Hãy nhìn sơ qua cách tương tác giữa các bên trong tiến trình kinh doanh; từ việc bạn như một người chủ kinh doanh đến nhà cung cấp và khách hàng.

•Có dòng chảy của sản phẩm trong mối quan hệ giữa nhà cung cấp, doanh nghiệp của bạn và khách hàng.

•Nhà sản xuất sản xuất hàng hóa mà bạn mua từ nhà cung cấp. sau đó sẽ đến phiên bạn bán hàng hóa này cho khách hàng của bạn (doanh nghiệp hoặc người tiêu dùng cá nhân).

•Đây là cách đơn giản nhất để nhìn nhận mối quan hệ giữa ba bên.

•Nhưng vì chúng ta hiểu tầm quan trọng của việc lắng nghe nhu cầu khách hàng, chúng ta phải mở rộng tầm nhìn của mình về cách liên hệ với các bên khác trong chuỗi quan hệ này.

8 views0 comments

Comments


bottom of page