Thịnh vượng – ý muốn của Đức Chúa Trời
Lời Kinh thánh – II Giăng 1:2-3 2 Thưa anh quý mến, tôi cầu nguyện cho anh được thịnh vượng mọi mặt, được khỏe mạnh phần xác, cũng như được thịnh vượng về phần hồn. 3 Tôi rất vui mừng khi các anh em đến đây làm chứng rằng anh luôn trung thành với chân lý, như anh vẫn bước theo chân lý.
Qua sứ đồ Giăng, Đức Thánh Linh – tác giả của Kinh thánh bày bỏ rõ ràng rằng ý muốn tốt lành của Đức Chúa Trời là dân sự Ngài được thịnh vượng.
•Tại sao Chúa muốn chúng ta thịnh vượng?
•Vì chúng ta là con yêu dấu của Ngài!
Ngài yêu chúng ta và quan tâm tới mọi chi tiết trong cuộc đời chúng ta, kể cả tài chính của chúng ta. Chùa muốn những điều tốt nhất cho con cái Ngài cũng giống như chúng ta muốn điều tốt nhất cho con cái chúng ta vậy. Chúa là Đức Chúa Trời tốt lành!
Lời Kinh thánh – Hê-bơ-rơ 13:5-6: Chớ tham tiền, hãy hài lòng với những gì mình có, vì chính Đức Chúa Trời có phán: “Ta sẽ chẳng lìa con, chẳng bỏ con đâu.” Như vậy, chúng ta có thể nói cách mạnh dạn: “Chúa giúp đỡ tôi, tôi sẽ không sợ. Người đời làm gì tôi được?”
•Lý do chính khiến chúng ta vận hành công việc kinh doanh là để cung cấp cho những nhu cầu cá nhân.
•Khi đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản này, chúng ta có thể nhắm tới mở rộng công việc kinh doanh của mình vì những lý do khác thay vì chỉ chu cấp cho bản thân.
Lời Kinh thánh – Ma-la-chi 3:8-11 “Người ta có thể ăn trộm Đức Chúa Trời được sao? Thế mà các con ăn trộm Ta!” Nhưng các ngươi nói: “Chúng con có ăn trộm Chúa đâu?” “Các con đã ăn trộm một phần mười và tế lễ phải dâng. Các con bị nguyền rủa vì tất cả các con, cả nước, đều ăn trộm Ta. Hãy đem tất cả phần mười vào kho để có lương thực trong nhà Ta. Và từ nay, hãy lấy điều nầy mà thử Ta, Đức Giê-hô-va vạn quân phán, xem Ta có mở các cửa sổ trên trời cho các con,và đổ phước xuống cho các con đến nỗi không chỗ chứa chăng! Vì các con, Ta sẽ ngăn cấm các vật cắn phá hoa quả của đất đai các con; và không để cây nho ngoài đồng của các con rụng trái trước mùa nữa đâu.” Đức Giê-hô-va phán vậy.
Phần mười thuộc về Đức Chúa Trời
•Ở đây chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng một phần mười trong thu nhập của chúng ta thuộc về Ngài.
•Thực ra thì mọi thứ chúng ta có đều thuộc về Ngài và mọi điều chúng ta có là bởi ân điển Ngài.
•Nhưng trong phần đầu của Kinh thánh, Chúa ban mạng lệnh cho chúng ta là dâng một phần cố định trong thu nhập của mình để thực hiện công việc của Ngài trên đất này.
•Tất cả các tổ phụ: Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp đều dâng cho Chúa một phần mười và được Ngài chúc phước dư dật về tài chính.
Lời Kinh thánh – Công vụ 20:35 «Ban cho có phước hơn nhận lãnh».
•Ban cho là mục đích cao cả nhất trong cuộc sống và là bằng chứng rõ ràng nhất cho tình yêu của Đức Chúa Trời qua chúng ta. Khi ban cho, chúng ta đang mặc lấy bản chất của chính Chúa.
•Chúa Giê-su chứng tỏ tình yêu vô điều kiện của Ngài với mỗi người trong chúng ta qua việc ban chính sự sống mình trên thập tự giá cho chúng ta khi chúng ta còn là tội nhân (Rô-ma 5:8).
•Khi đọc các câu chuyện trong 4 sách phúc âm, chúng ta thấy Chúa Giê-su luôn bày tỏ tình yêu của Ngài đối với thế giới đau đớn và tối tăm bằng cách ban cho và đáp ứng mọi nhu cầu, dù là nhu cầu vật chất hay tâm linh. •Chính Chúa là người ban cho vĩ đại nhất trên vũ trụ này và món quà tuyệt vời nhất là Ngài đã ban con một của Ngài cho chúng ta.
•Chúa luôn muốn ban ra, còn con người luôn muốn nhận lãnh.
•Ban cho là cách của Chúa!
Lời Kinh thánh – Lu-ca 10:25-37 25 Khi ấy, có một luật gia đứng dậy hỏi để thử Đức Chúa Jêsus rằng: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được hưởng sự sống đời đời?” 26 Ngài đáp: “Trong luật pháp có chép điều gì? Ngươi đọc và hiểu thế nào?” 27 Người ấy thưa: “Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, hết tâm trí mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi; và yêu thương người lân cận như chính mình.” 28 Đức Chúa Jêsus phán: “Ngươi đáp phải lắm. Hãy làm điều đó thì ngươi sẽ sống.”
29 Nhưng ông ấy muốn chứng tỏ mình là công chính nên thưa với Đức Chúa Jêsus: “Ai là người lân cận tôi?” 30 Đức Chúa Jêsus đáp: “Có một người từ thành Giê-ru-sa-lem xuống thành Giê-ri-cô rơi vào tay bọn cướp. Chúng lột hết quần áo và đánh đập rồi bỏ đi, để mặc người đó dở sống dở chết. 31 Bấy giờ, có một thầy tế lễ tình cờ đi xuống đường đó, thấy nạn nhân thì đi tránh qua bên kia đường. 32 Tương tự như thế, một người Lê-vi cũng đến nơi, thấy rồi cũng tránh qua bên kia mà đi. 33 Nhưng có một người Sa-ma-ri đi đường, đến gần thấy nạn nhân thì động lòng thương xót 34 liền áp lại, lấy dầu và rượu xức vào vết thương, băng bó lại, rồi đỡ nạn nhân lên con vật của mình và đưa đến quán trọ để săn sóc. 35 Ngày hôm sau, ông lấy hai đơ-ni-ê đưa cho chủ quán và nói:‘Hãy săn sóc người nầy, nếu tốn hơn nữa, khi trở về tôi sẽ hoàn lại.’ 36 Theo ngươi nghĩ, trong ba người đó, ai là người lân cận với kẻ bị cướp?” 37 Luật gia thưa: “Ấy là người đã bày tỏ lòng thương xót đối với nạn nhân.” Đức Chúa Jêsus phán: “Hãy đi, làm theo như vậy.”
•Qua câu chuyện này, Chúa Giê-su dạy cho chúng ta một số bài học quan trọng: Trước hết, Chúa Giê-su dạy chúng ta rằng tình yêu thương không phải vấn đề lý thuyết hay thần học mà là một vấn đề thực tế.
•Thứ hai, câu chuyện cho chúng ta thấy rằng chúng ta cần có các nguồn lực về tài chính và sẵn sàng hỗ trợ các nhu cầu của thế giới này.
Hãy cùng xem lại diễn biến của câu chuyện và học hỏi từ người này để làm giống như vậy.
Lời Kinh thánh – Rô-ma 12:4-8 4 Giống như trong một thân thể, chúng ta có nhiều chi thể, và các chi thể không có cùng một chức năng; 5 thì cũng vậy, chúng ta tuy nhiều người, nhưng chỉ là một thân trong Đấng Christ; mỗi chúng ta đều là các chi thể của nhau. 6 Chúng ta có các ân tứ khác nhau, tùy theo ân điển Chúa ban:Người được ân tứ nói tiên tri, hãy nói theo lượng đức tin; 7 người được ân tứ phục vụ, hãy phục vụ; người được ân tứ dạy dỗ, hãy dạy dỗ; 8 người được ân tứ khích lệ, hãy khích lệ; người được ân tứ ban phát, hãy ban phát rộng rãi; người được ân tứ lãnh đạo, hãy siêng năng lãnh đạo; người được ân tứ làm việc từ thiện, hãy vui vẻ mà làm.
•Chúa đã ban cho mỗi tín đồ một sự kêu gọi cho mục đích đặc biệt và ban cho chúng ta những ân tứ khác nhau. Ngài đã kêu gọi chúng ta làm điều gì thì cũng sẽ ban ân điển để chúng ta hoàn thành điều đó.
•Thân thể có một chức năng đặc biệt là ban ra.
•Chúa kêu gọi mọi tín đồ trở thành một người ban ra rộng rãi. Chúa ghi nhận việc chúng ta đóng góp tài chính cho công việc của Ngài. Đây vừa là trách nhiệm, vừa là đặc ân.
•Nhưng phân đoạn Kinh thánh này không chỉ nói đến việc trở thành một người ban cho rộng rãi, nó nói về việc ban ra như một chức vụ, một chức năng đặc biệt trong thân thể của Đấng Christ.
•Những người này có ân tứ ban ra. Ân tứ ban ra là một ân điển (quyền năng, năng lực) từ Đức Chúa Trời để tạo ra và phân phát của cải, do Đức Thánh Linh dẫn dắt.
Comments